Đề bài: Phân tích bài thơ Từ ấy của thi sĩ Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu là nhà thơ thành công xuất sắc của thơ ca hiện đại và là một hiện tượng lớn của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Nhà thơ sớm có ý thức giác ngộ lý tưởng cách mạng, ông tham gia cách mạng từ năm 19 tuổi vì thể mà con đường thơ của ồng gắn liền với con đường của cách mạng. Ông là nhà thơ trữ tình chính trị bậc nhất Việt Nam, được tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý và được nhiều tác giả nhắc đến :”Nhà thơ của lẽ sống cách mạng, nhà thơ của tổ quốc Việt Nam, là nhà thơ của dân tộc” – Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét.
Đường cách mạng và đường thơ Tố Hữu luôn gắn bó song hành với những chặng đường cách mạng đồng thời thể sự vận động tư tưởng, nghệ thuật cảu nhà thơ. Bài thơ “Từ ấy” được ông viết năm 1938 và được in trong tập thơ cùng tên nằm trong chặng thơ 1937-1946 khi phong trào mặt trận dân chủ lên cao hướng đến cuộc vận động khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945. Bài thơ viết về hình ảnh người chiến sĩ hò vang vui sướng khi tiếp nhận lí tưởng cách mạng. Ông viết:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
Chặng thơ 1937-1946 của Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng, chia sẻ, cảm thông với cuộc đời cơ cực, nghèo khổ, khao khát tự do quyết tâm chiến đấu ngay cả trong lao tù. Ông được đánh giá là nhà thơ cách mạng lớn nhất thế kỉ XX, thơ Tố Hữu không chỉ mang lí tưởng lớn lao mà còn giàu tính chính trị, cách mạng. Sự kiện “Từ ấy” được nhắc đến mở đầu trong bài thơ như mốc son đánh dấu chặng đường thơ và con đường cách mạng của Tố Hữu bước sang giai đoạn mới, giai đoại của chất chính trị của lí tưởng cách mạng.
Lí giải về mốc son “Từ ấy”, chính là hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, tác phẩm ra đời năm 1938 là lúc phong trào mặt trận dân chủ được đẩy nên cao nhất, nhân dân đứng lên đấu tranh đời quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Tố Hữu đã tìm lối thoát cho mình một cách thành công đó chính là đến với Đảng Cộng sản và làm cách mạng vô sản giải phóng dân tộc bước vào hàng ngũ là một Đảng viên chính trị. Cũng vì vậy mà, sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu cũng bước sang những trang mới.
Tác giả đã cố ý nhấn mạnh sự kiện này bằng cách đặt từ “từ ấy” ở ngay đầu bài thơ:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
Khổ thơ đầu tác giả đã mở ra cho người đọc một không gian tươi sáng với niềm cảm xúc vô cùng bất ngờ đến mức hân hoan của chính bản thân tác giả khi đã tìm được “chân lí” sống của mình.
Diễn tả cảm xúc mãnh liệt ấy, Tố Hữu đã sử dụng liên tiếp các từ “bừng”, “chói”, “đậm”, “rộn” mang sắc thái đậm và đặc nhất đặt trong mỗi câu thơ. Hình ảnh thơ cũng rất đa dạng, phong phú đó là vườn xanh, là tiếng chim và là cả ánh nắng của mặt trời nhưng đến với “Từ ấy”, tất cả không còn là của tự nhiên mà đều mang tính tượng trưng. Hình ảnh “nắng” bừng lên, “mặt trời” là mặt trời chân lí. Đây cũng là hai nguồn sống mãnh liệt cutra tự nhiên đã và đang rọi chiếu khắp không gian. Tâm hồn nhà thơ giống như hoa, như lá mà chính nhờ có ánh của nắng chiếu rọi mới phát triển. Tố Hữu tự thấy bản thân như vừa được hồi sinh, trong lòng như đang như có tiếng ca reo vang.
Khép lại khổ thơ đầu tiên đến với khổ thơ tiếp theo, Tố Hữu nói về sự liên kết, mối liên hệ giữa mình với mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Tác giả đã tự hòa mình vào với nhân dân vào với đất nước thông qua việc sử dụng hàng loạt các động từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi”. Tác giả đã lấy cái cá nhân là “tôi” nhỏ bé đặt giữa toàn thể đại chúng là “mọi người”, “trăm nơi”, “bao hồn khổ”. Để thực hiện đúng theo lý tưởng của Đảng, đó là đại đoàn kết dân tộc, “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”. Tác giả sử dụng từ “khối đời” là một từ rất mới giàu sức biểu tượng. Sự hòa mình của tác giả trở nên tuyệt đối hóa nằm trong khổ thơ cuối cùng:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
Tác giả để từ “là” lặp lại ở đầu mỗi câu thơ ngầm ý cho thấy chính bản thân tác giả như đang có rất nhiều định nghĩa mới về bản thân của mình. Nhưng ông lại một lần nữa khẳng định mình: “đã là con”, “là em”, “là anh” của “mọi nhà”, “mọi kiếp” để chính thức thông báo rằng niềm tin của mình giờ đã có chỗ đứng, đứng trong lí tưởng cách mạng, của gia đình lớn là “vạn nhà” không chút băn khoăn, áy láy.
Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu với giá trị nghệ thuật đặc sắc kết hợp với hiện thực lịch sử cùng với giọng điệu sôi nổi, trữ tình tác giả Tố Hữu đã làm nên một thi phẩm hiện đại nhưng đậm chất lãng mạn. Qua đó người đọc phần nào thấy được tâm hồn yêu cuộc sống, lí tưởng chính trị vững vàng cũng như lòng yêu nước thiết tha của nhà thơ.
Hằng